Friday, April 18, 2014

***ĐÁM CƯỚI TRẦM MẶC NƠI CỬA PHẬT


Trầm mặc đám cưới nơi cửa Phật
 
Còn nhớ cách đây không lâu, khi đám cưới của diễn viên hài Thúy Nga được tổ chức ở Thiền viện Thường Chiếu (Đồng Nai), giữa sắc áo nâu vàng của hơn 100 chú tiểu, dư luận đặc biệt quan tâm đến "hiện tượng lạ" này. Bởi, từ trước đến nay, các "sao" thường lựa chọn những không gian tổ chức tiệc cưới hoành tráng, chứ ít người lại chọn nơi trầm mặc của cửa chùa.
Trao đổi qua điện thoại, nữ diễn viên cho biết, mặc dù đám cưới đã diễn ra gần hai năm nhưng những nghi thức trước bàn thờ Phật khiến cho chị không bao giời quên. Giây phút đó, chị cùng chồng và gia đình hai bên rất xúc động.

"Tôi ấn tượng nhất là khi trao nhẫn cho nhau trước sự chứng kiến của các sư thầy, chúng tôi nhận được lời giáo huấn ý nghĩa về đạo lý vợ chồng. Chiếc nhẫn chỉ là vật tượng trưng để biết người đó đã kết hôn, nhưng sư thầy không chỉ trao chiếc nhẫn mà còn trao chữ "nhẫn" vào tim mỗi người để biết nhẫn nhịn mà sống bên nhau trọn đời".

Hiện xu hướng làm đám cưới nơi cửa Phật khá phổ biến tại TP.HCM và Hà Nội. Thứ 7 (29/12/2012), chúng tôi tìm đến chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội) để tìm hiểu về xu hướng tổ chức đám cưới nơi cửa Phật của giới trẻ. Chúng tôi được thầy Thích Đàm Nguyện, trụ trì chùa Đình Quán cho biết, đầu tuần có một đôi bạn đến ngỏ ý xin được làm lễ Hằng Thuận tại chùa. Nhà chùa cũng đang chuẩn bị các nghi lễ cần thiết, chờ gia đình hai bên chọn ngày đẹp để tổ chức hôn lễ.

Thầy Thích Đàm Nguyện cũng cho biết, trong mấy năm trở lại đây, chùa Đình Quán đã tổ chức hơn 10 hôn lễ cho các đôi trẻ ở chùa. Những cặp vợ chồng trẻ này đều đang sống hạnh phúc và vẫn thường xuyên lên chùa lễ Phật cầu an.

Thầy Thích Đàm Nguyện cho biết, buổi lễ trong chính điện vừa xong thì việc sắp xếp, dọn các bàn tiệc cũng sẵn sàng. Các sư thầy, chư tăng ngồi bàn riêng, gia đình hai họ và thân hữu vào mâm với những bàn tiệc bày biện sang trọng không kém nhà hàng, tất cả đều là cơm chay. Đám cưới ở chùa nhiều nghi thức nhưng lại rất tiết kiệm cho hai họ.

Theo chia sẻ của chị H., một người đã từng làm lễ Hằng Thuận tại chùa, vợ chồng chị đã kết hôn được hơn một năm. Thứ 7 hàng tuần, vợ chồng chị lại lên chùa lễ Phật cầu an. Chị H. cho biết, sở dĩ vợ chồng chị chọn tổ chức đám cưới nơi cửa Phật là vì không muốn sát sinh. Điều đó sẽ tích được phước lành và cuộc sống gia đình về sau mới hạnh phúc. "Ban đầu quyết định như thế, tôi hơi lo, vì bạn bè đâu phải đều theo đạo Phật và ăn chay như mình, nhưng cũng may, khách mời đến đông đủ và rất vui vẻ", chị H. vui vẻ nói.

Chị H. bộc bạch, thời gian qua rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn cưới tiệc chay. Khi tham dự một bữa tiệc cưới chay, các vị khách không khỏi ngạc nhiên, thích thú khi thưởng thức các món ăn chay lạ miệng, được bày trí độc đáo với những tên gọi hấp dẫn như: gỏi Cửu niên diện bích, lẩu Dược sư hải hội, súp Kiến tâm kiến Phật, cơm Bạch ngọc long bửu, món tráng miệng Thưởng nguyệt luyến hoa... "So với tiệc cưới bình thường thì tổ chức tiệc chay còn giúp các bạn trẻ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể ", chị H. nói.

Không chỉ tổ chức hôn lễ Hằng Thuận (là nghi lễ cưới hỏi theo phong tục Phật giáo), nhiều cô dâu chú rể còn mong muốn được tổ chức tiệc cưới đãi khách bằng toàn những món chay. Đặc biệt, ở TP.HCM, chùa Vĩnh Nghiêm là nơi được nhiều đôi uyên ương tin cậy khi nghĩ tới đám cưới nơi cửa Phật. Ngay cạnh chùa còn có một nhà hàng chuyên đãi tiệc với quy mô 140 bàn, nơi đây thường xuyên diễn ra lễ cưới cho các đôi uyên ương Phật tử.

Tại chùa Đình Quán, chúng tôi bắt gặp đôi bạn trẻ Tuấn - Trang (Linh Đàm, Hà Nội) đến tìm hiểu về lễ Hằng Thuận. Chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, đôi bạn trẻ Tuấn - Trang cũng muốn quay lại lễ cưới truyền thống. Theo bật mí của Trang, đầu tiên, gia đình đôi bạn trẻ phải thỉnh ý kiến của sư thầy trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý của thầy thì mới chuẩn bị cho buổi lễ kéo dài khoảng một giờ, đầy đủ lễ nghi, thủ tục.

Hôn lễ được tổ chức tại điện Tam Bảo, không có âm nhạc, không có tiếng cười đùa, chỉ có tiếng kinh cầu đều đều vang lên trong khói hương trầm mặc và sắc y vàng rực rỡ của lễ phẩm nhà Phật. Cô dâu, chú rể cùng gia đình, thân hữu mặc lễ phục tiến vào đứng cạnh nhau theo lối chính giữa điện Tam Bảo, chia nhau chỗ ngồi theo đúng quy cách "nam tả, nữ hữu", nhà trai ngồi bên trái, nhà gái ngồi bên phải.

Nghi thức hôn lễ tổ chức tại chùa được tiến hành như một buổi lễ cầu an với những tên gọi như: Nghi thức cầu an lễ thành hôn; Nghi thức lễ thành hôn; Nghi thức hộ niệm hôn lễ… Trong nghi thức này, phần lễ thức thường được chú trọng hơn phần nghi lễ. Phần chính của lễ Hằng Thuận chính là bài pháp ngắn của vị chủ lễ trước khi trao nhẫn cho cô dâu chú rể, khuyên đôi bạn trẻ sống đúng với chánh pháp và đạo lý ở đời.
Sau đó, cô dâu, chú rể quỳ lạy hai bên cha mẹ, quỳ đọc theo năm lời phát nguyện mà cô dâu, chú rể phải thệ nguyện và làm theo nhằm giữ cho cuộc sống gia đình mình yên ấm. Sau mỗi lời phát nguyện, tiếng chuông chùa lại vang lên như chứng giám cho những lời hứa của đôi vợ chồng trẻ.

Quay về giá trị truyền thống
 
Trao đổi với PV, thầy Thích Đàm Nguyện cho biết: "Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền viện. Ngoài ra, lễ Hằng Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ của dòng họ. Theo tên gọi, "Hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "Thuận" là hòa thuận, đồng thuận, hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Vì vậy, mục đích chính của lễ Hằng Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm".

Theo chia sẻ của thầy Thích Đàm Nguyện, với đôi vợ chồng trẻ sau đám cưới, họ có thêm một gia đình, đó là gia đình tâm linh. Sau này, mỗi khi cuộc sống vợ chồng gặp khó khăn, họ có thể đến với gia đình tâm linh của mình để được nghe những lời chỉ bảo và giải tỏa những bộn bề lo toan, mang lại cuộc sống yên ổn, thanh thản và hạnh phúc.
Bên cạnh đó, việc tổ chức trong chùa cũng sẽ đem lại cho cô dâu, chú rể một lễ cưới trang trọng. Mâm cỗ với những món chay hoàn toàn, không có bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh, đồng thời cũng rất có lợi cho sức khỏe của gia đình và quan khách hai bên.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thu Nga, khi bước vào hôn nhân, ai cũng mong muốn mình có được một lễ cưới như mong đợi với quy mô hoành tráng, nhiều gia đình còn coi đó là một trong những cách để thể hiện, mà không để ý đến những nghi thức truyền thống của một lễ cưới mang bản sắc Việt. Để rồi, sau khi kết thúc buổi lễ, đôi uyên ương và gia đình lại chịu cảnh nợ nần. Niềm vui, hạnh phúc của đôi uyên ương chưa thấy đâu, nhưng hậu đám cưới đã trở thành gánh nặng với đôi vợ chồng trẻ.

Tuy nhiên, bên cạnh những lễ cưới theo phong cách hiện đại, hiện nay, nhiều bạn trẻ đã chọn lựa một cách khác để tiến tới hôn nhân, mà ở đó đôi vợ chồng trẻ phải thật sự thấu hiểu được nhau, mong muốn cùng nhau giải tỏa những bộn bề lo toan. Điều đó rất đáng khích lệ.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thu Nga, hiện nay, tại Việt Nam có nhiều gia đình theo đạo Phật. Vì vậy, việc tổ chức đám cưới tại chùa theo lễ Hằng Thuận sẽ giúp các cô dâu, chú rể có thêm lòng tin vào hôn nhân, từ đó cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, yêu thương, chung thủy, có trách nhiệm và mục đích sống.   
N.G
 
Sử dụng của cải một cách hợp lý

  Hòa thượng K. Sri Dhammananda – Thích Tâm Quang dịch

Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia giàu có có nghĩa là ‘giàu có’ trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần .

Đương nhiên chúng ta không thể không công nhận lòng ham muốn của cải là yếu tố phụ quan trọng để thành công nếu được gìn giữ trong phạm vi thích đáng. Ham muốn, chính nó không phải là một tội lỗi. Tuy nhiên không kiềm chế nó sẽ dẫn đến sự bất mãn không ngừng, thèm muốn, tham, sợ hãi và tàn ác với đồng loại. Tích lũy tiền bạc có thể mang đến một thứ hạnh phúc ở một mức độ nào đó, nhưng không thể tự nó mang lại sự thoả mãn hoàn toàn.


Hầu hết những người có nhiều của cải lại thất bại vì họ không hiểu phương tiện với cứu cánh. Họ không hiểu bản chất, ý nghĩa và chức năng đúng của của cải, của cải chỉ là một phuơng tiện mà người ta có thể đạt được cứu cánh của hạnh phúc tối thượng. Nhưng ta có thể hạnh phúc mà không cần phải giàu có. Một câu chuyện cổ Trung Hoa làm sáng tỏ việc này .

Có một ông vua muốn biết làm sao có được hạnh phúc thực sự. Một vị đại thần tâu với vị vua này muốn có hạnh phúc thực sự là phải mặc áo của một người thực sự hạnh phúc. Sau một thời gian dài, nhà vua đã tìm được một người hạnh phúc thực sự, nhưng người sung sướng hoàn toàn này lại không có áo cho nhà vua. Không có cả đến cái áo mà lại là người hạnh phúc!

Của cải phải được sử dụng hợp lý và khôn ngoan. Của cải phải được sử dụng cho hạnh phúc chính mình và cho người khác. Nếu một người bỏ hết thì giờ bám víu vào tài sản của mình không chu toàn nhiệm vụ với xứ sở, dân tộc và đạo giáo, kẻ đó sống một cuộc sống trống trải đầy phiền muộn. Có quá nhiều người bị ám ảnh với sự đạt được vật chất đến mức mà họ quên cả trách nhiệm với gia đình và người đồng loại. 

Hạnh phúc là một điều lạ. Bạn càng chia sẻ hạnh phúc bao nhiêu thì bạn lại càng toại nguyện bấy nhiêu.
Nếu ta ích kỷ, đến khi phải từ giã thế giới này, thì đã quá trễ để tận dụng của cải của ta. Không một ai, kể cả người giàu có, được thực sự lợi lạc từ những người giàu có chuyên tích lũy của cải.



Làm thế nào để có một đời sống đạo đức
Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn


Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức.
Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó. Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?

Thí dụ, khi ta sắp làm hại ai đó, ta có một loại ý thức nào đấy và điều này sẽ khiến ta kềm chế hành động của mình. Điều này có nghĩa là ta cần có một sự quyết tâm [không làm hại cho người khác]. Một góc của tâm thức ta muốn làm hại người nào đó, nhưng vì một trạng thái nào đó của tâm, một phần khác của tâm ta cho rằng điều này là sai trái, là không đúng. Bởi vì ta thấy rằng nó sai, thế nên ta phát triển một ý chí và tự kềm chế mình. Về mặt của hai sự lựa chọn [gây hại hay kềm chế,] chúng ta cần có một sự ý thức rằng những hành vi nào đó sẽ có những hậu quả lâu dài. Là con người, chúng ta có trí thông minh để thấy được những hậu quả dài hạn. Khi ta thấy được chúng, ở một mức độ nhất thời, ta có thể tự kềm chế mình.

Ở đây, có hai cách tiếp cận khác nhau mà ta có thể chọn lựa. Với cách thứ nhất, ta nghĩ theo khía cạnh của sự quan tâm cho bản thân mình, rồi nếu ta có thể giúp đỡ ai đó, ta sẽ hành động; còn nếu không thể giúp, ta sẽ tự kềm chế mình để [không gây ra bất kỳ sự tổn hại nào]. Cách tiếp cận khác là suy nghĩ theo khía cạnh của sự quan tâm về người khác và cũng như vậy, nếu ta có thể giúp họ, ta sẽ giúp; còn nếu không, ta sẽ tự kiềm chế để không gây hại cho họ.

Về khía cạnh kềm chế để không làm tổn thương người khác, ta sẽ nghĩ: “Nếu mình làm điều này, mình sẽ đối diện với những hậu quả tiêu cực bao gồm những hậu quả về mặt pháp lý” và thế là ta tự kềm chế mình vì lý do này, đó là sự tự chế vì lý do quan tâm đến bản thân mình. Bây giờ, khi suy nghĩ về người khác như một lý do, ta sẽ nghĩ: “Người khác cũng giống như mình. Họ không muốn khổ đau; vì vậy, ta sẽ tránh làm hại họ.”

Khi ta rèn luyện [tâm thức mình], trước tiên, ta nghĩ về bản thân rồi nghĩ đến người khác một cách nhiệt tình. Về mặt hiệu quả, việc nghĩ đến người khác một cách nhiệt tình là điều mãnh liệt hơn. Về phương diện giới Ba La Đề Mộc Xoa – tức biệt giải thoát giới, truyền thống giới luật của sự tu tập trong tu viện – nền tảng chính yếu là suy nghĩ về bản thân mình và vì vậy mà ta tránh việc gây hại cho người khác. Đó là vì ta đang hướng đến mục đích giải thoát. Về mặt tu tập bồ tát hạnh, lý do chính để không phương hại người khác là sự quan tâm đến phúc lợi của tha nhân. Có lẽ điều thứ hai, đó là tránh gây hại và giúp đỡ người khác trên căn bản vị tha, có một sự liên hệ với trách nhiệm phổ quát mà tôi rất thường đề cập đến.

Tính Chất Cơ Bản của Con Người

Nói chung, con người là những động vật xã hội. Bất kể là ai, sự sống còn của người ấy tùy thuộc trên toàn thể cộng đồng nhân loại. Vì sự sống còn và phúc lợi của mỗi cá nhân lệ thuộc vào xã hội, nên nhu cầu nghĩ đến phúc lợi của người khác và quan tâm về nó xuất phát từ bản tính cơ bản của chúng ta. Nếu ta nhìn vào những con khỉ đầu chó, thí dụ thế, con khỉ già hoàn toàn lãnh trách nhiệm cho cả đàn. Trong khi những con khác đang ăn thì con khỉ đực già luôn luôn canh chừng ở bên cạnh chúng. Con thú mạnh hơn sẽ chăm sóc cả đàn vì lợi ích của xã hội loài thú.

Ngày nay, trong thế kỷ hai mươi mốt, có quá nhiều sự thay đổi đã xảy ra trong xã hội loài người. Sự khác biệt giữa chúng ta đã phát triển – những sự khác biệt về học vấn, nghề nghiệp và bối cảnh xã hội. Thậm chí có sự khác biệt về tuổi tác và chủng tộc – nhưng tất cả những điều này không quan trọng. Ở mức độ cơ bản, chúng ta vẫn là con người và tất cả đều giống nhau. Đây là mức độ của hàng trăm nghìn năm trước.

Thái độ của trẻ thơ là như thế. Chúng không quan tâm về bối cảnh xã hội, tôn giáo, chủng tộc, màu da hay sự giàu có của những đứa trẻ khác. Chúng cùng nhau nô đùa; chúng là những người bạn chân thật của nhau, cho đến khi nào chúng còn thân thiện với nhau. Bây giờ cứ cho rằng những người lớn như chúng ta thông minh và phát triển cao độ hơn trẻ con, nhưng chúng ta xét đoán bối cảnh xã hội của nhau. Chúng ta tính toán, “Nếu mình mĩm cười thì mình sẽ được những gì mình muốn không; còn nếu mình nhăn mặt thì mình sẽ mất mát điều gì hay không?”


SỐNG CHẾT KHÔNG SẦU KHÔNG KHỔ

Này ông, tâm không khổ
Với người không kỳ vọng
Mọi sợ hãi không còn
Với người kiết sử đoạn

Nhờ đoạn nhân sinh hữu
Pháp được thấy như thật
Ðối chết, không sợ hãi
Nhờ gánh nặng đặt xuống

Ðạo Phật ta khéo hành
Con đường khéo tu tập
Ta không có sợ chết
Khi gốc lão, bệnh diệt

Bờ kia đến, không thủ
Việc làm xong, sạch trong
Bằng lòng, thọ mạng diệt
Như thoát lò sát sinh

Pháp tính đạt, tối thượng
Ở đời, không sở hữu
Như thoát ngôi nhà cháy
Sống chết không sầu muộn

Quá khứ, ta không có
Tương lai hiện tại, không
Các hành không thực hữu
Ở đây, than khóc gì?

Thanh tịnh pháp sinh khởi
Thanh tịnh hành tương tục
Bậc thấy được như thật
Không sợ hãi, thưa ngài.

(Trưởng lão Adhimutta)
-------------------------------------------------


HƯ KHÔNG

Bồng bềnh ẩn hiện bóng ngư ông
Neo chiếc thuyền nan giữa bến sông
Rộn rã thả câu trong quạnh vắng
Lao xao buông lưới giữa mênh mông

Chập chờn cõi ảo mù sương bạc
Thấp thoáng bờ chân rạng ánh hồng
Muôn đợt sóng vàng loang nước biếc
Dập dồn khuất nẻo chốn hư không.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao


THẾ NÀO LÀ THẬT SỰ TỪ BỎ
AI VÀO ĐỊA NGỤC
TÂM VÀ TƯỚNG TRONG PHẬT GIÁO
TU TÂM DƯỠNG TÁNH
CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT
TU TỪ NHỮNG THỊ PHI CỦA CUỘC ĐỜI. Ý NGHĨA KHẤT THỰC
PHÁP MÔN TU THEO PHẬT
NGHI LỄ TÙY THUẬN TRONG ĐỜI CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

Monday, April 14, 2014

*** GIẢI THOÁT TRONG PHẬT GIÁO




Giải thoát trong Phật giáo
HT. Thích Thiện Siêu

(VĐPP) -  Mục đích của người theo đạo Phật là sự giải thoát nên Phật tử không được chú trọng việc cầu tài, cầu phúc, cầu quả báo tốt đẹp ở nhân thiên. Mà cần phải phát tâm hướng mạnh về giải thoát, thì sự tu hành mới càng lâu càng bền, càng khó càng dai và có ngày mới đạt được mục đích cuối cùng như chư Phật. Trái lại như Ngài Lục Tổ nói trong Kinh Pháp Bảo Ðàn: "Nếu tự tánh chân thật đang mê thì phước nào cứu đặng?" Nhưng giải thoát hoàn toàn là thế nào? Muốn hiểu, trước cũng nên biết thế nào là giải thoát chưa viên mãn.

I.Giải Thoát Hoàn Cảnh
Hoàn cảnh bên ngoài vẫn gây nên đau khổ, cho nên tất cả chúng sanh đều cần đến sự giải thoát cho mình trong đời sống hiện tại, nghĩa là được sống với quyền sống rộng rãi thiêng liêng của mình đang ở giữa cõi trần này, mà không bị kềm hãm trong sự bất công mạnh hiếp yếu, khôn hiếp dại, lớn hiếp bé v.v... Có hai cách giải thoát khỏi những ràng buộc đau khổ của hoàn cảnh đối với bản thân:

1. Cải tạo hoàn cảnh vật chất cho thật hết sức tốt đẹp như xứ Bắc Câu Lô Châu theo trong kinh Phật dạy. Nhân loại ở đây chẳng có đâu bằng, vì ở đây nhân loại đã đến trình độ văn minh vật chất cực điểm. Ðồ ăn mặc khí dụng lúc nào cũng sẳn sàng để cho người ta dùng tùy ý, không cần làm việc mà không thiếu thốn, không lập cơ quan cai trị mà vẫn đặng thuận hòa an ninh, cho đến sanh con đẻ cái chỉ do công chúng nuôi, không nhọc nhằn cha mẹ cấp dưỡng. Họ đẹp đẽ, họ mạnh mẽ, họ giàu sang, họ trường thọ, không bị điều chi đau khổ. Nhưng Phật kết luận sanh về Bắc câu lô châu là một cái nạn, vì ở đấy người chỉ biết đắm say theo vật dụng không phát đạo tâm và thường phải sa đọa.

2. Không chú trọng đến hoàn cảnh bên ngoài như những người xuất gia trong Phật giáo, họ ẩn mình vào nơi thanh vắng của chùa chiền, rừng núi, thâu hẹp đời sống vật chất mà mở rộng đời sống tinh thần. Vật chất phồn hoa đối với họ là mồi ngon của dục vọng, trợ lực của cạnh tranh, và nhân đó chúng sanh sẽ gieo trồng ác nhân mà sẽ nhận lấy ác quả, vật chất đã không hay nên cần phải xa lìa để huân tu về đạo lý. Ðến khi đời sống vật chất trở nên món đồ phụ thuộc hẳn, thì không cần lợi danh vinh nhục gì bên ngoài đến ràng buộc và lay chuyển. Sánh với hạng trên thì hai đàng khác nhau, một bên tìm sống trong vật chất đầy đủ, một bên không quan tâm đến vật chất bên ngoài. Cả hai đều mới đến phương diện của giải thoát, giải thoát về hoàn cảnh.

II. Giải Thoát Về Tự Tâm
Tuy đã vượt khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh chi phối bên ngoài nhưng bên trong còn bao nhiêu giống phiền não si mê thì vẫn chưa thoát hết nỗi thống khổ lớn lao và vững chắc do chúng gây nên, đấy là vì thấy có ta và có mọi vật. Tại sao mà giận? Tại thấy có ta và có mọi vật, tức đã nhận không làm có, nhận giả thành chơn nên mới có đau khổ. Chúng sanh hàng ngày, suốt từ sáng đến tối, thức cũng như ngủ chỉ sống với giả tướng giả danh chứ chưa bao giờ được chứng nhập với sự thật. Trái lại còn cho bao nhiêu giả ảnh ấy là thật, dùng ý thức phân biệt, để đòi hỏi tham lam, giận hờn và nghi hoặc. Không nhận sự vật một cách khách quan lại thêm vào chủ quan và tư kiến nên mãi mãi mê lầm. Tất cả phiền não từ đó mà ra thì tất cả buộc ràng đau khổ cũng từ đó mà sanh trưởng, nếu quan sát biết rõ ràng tất cả, dù hiện tượng, trừu tượng, khái niệm v.v... đều là giả dối, biến tướng của thức tâm, thì mê lầm bị tiêu diệt, trí tuệ hiện ra ứng hợp với thật lý thật sự, và đồng thời những đứa con đẻ của mê lầm như phiền não, như nghiệp, như khổ đều bị tiêu tan mà giải thoát luân hồi sanh tử. Nghĩa là giải thoát tất cả nhiễm ô trược ác, tất cả những gì của tam giới chúng sanh hiện đang chịu...

III. Giải Thoát Hoàn Toàn
Dứt bỏ mọi điều triền phược nơi tự tâm, thoát khỏi chốn lao tù ba cõi là một công trình lớn lao thiết thực, nhưng chưa phải là tuyệt đối hoàn toàn, chưa phải đã phá hết mê lầm thầm kín nhỏ nhiệm, đến đó chỉ phá được mê lầm về nhân ngã mà vẫn còn mê lầm về pháp ngã, nên phần trí giải cũng như phần thực hành còn ở trong vòng tương đối cả. Trí giải tương đối vì còn thấy có giải thoát và chưa giải thoát, đau khổ và an vui, Niết bàn và sanh tử, thực hành tương đối chỉ vì cải thiện hành vi xấu xa nơi mình mà tự giải thoát hành vi cá nhân còn e dè chướng ngại, chưa đủ năng lực tự tại ra vào chỗ uế trược khổ não, cũng như ra vào chỗ thanh tịnh an vui để hành động những công việc lợi lạc vị tha mà không bị nhiễm trước. Trái lại giải thoát hoàn toàn và tuyệt đối thì trí thức không còn bị thời gian và không gian hạn chế, không còn bị tâm lý sanh lý tầm thường chi phối. Trí tuệ đã chứng nhập nhân tướng của sự vật rồi nên tất cả cảnh giới đều vô ngại hiện ra trong trí Bát nhã viên dung, ngoài trí không có cảnh, ngoài cảnh không có trí , cảnh trí đều như như thì đối với uế cũng như với tịnh, ở trong sanh tử cũng tức an trú Niết bàn không thấy có chi sai khác phải bị buộc ràng, hay tìm cách giải thoát ra ngoài ba cõi.

 Như kinh Duy Ma Cật nói: "Không xa lìa văn tự tức là tướng giải thoát". Nhưng được giải thoát ấy chỉ là các vị Pháp thân Bồ Tát và các Ðức Phật. Chư Phật tức như Chân như tự tánh mà luôn luôn khởi diệu dụng độ sanh, thi hành tất cả thiện sự, dù ở địa ngục, dù ở chư Thiên, dù ở Niết bàn hay sanh tử, cũng như hoa sen sinh ở trong bùn. Giải thoát tất cả mà không thấy có tướng giải thoát, tự tại trong công việc lợi tha, không phân biệt thân sơ, không có nhân ngã, tuy hướng dẫn mọi người mà mọi người không nhục, trên tất cả chúng sanh mà chúng sanh không cảm thấy nặng nề, thế thì còn chi ràng buộc mà không phải là giải thoát hoàn toàn tuyệt đối? 

Trở lại với trên kia, thấy hạnh phúc khoái lạc của phàm phu chưa phải là giải thoát, cho đến cảnh giới của Niết bàn xuất ly sanh tử của nhị thừa cũng chưa phải giải thoát hoàn toàn, chỉ duy có Ðức Phật mới được như thế. Nhưng nếu trong hành vi cũng như ý nghĩ của ta mà có được đôi phần đức tính của cái chơn giải thoát ấy thì mới thật là ta có giải thoát, thiệt an vui và lợi ích thực sự cho tất cả mọi người mọi loài. 
HT. Thích Thiện Siêu








Kính mời viếng thăm 
http://phtq-canada.blogspot.com/
 
CA SĨ HƯƠNG LAN


Năm 1961, khi Hương Lan chỉ vừa tròn 5 tuổi, cha cô là cố nghệ sĩ Hữu Phước đã mang cô lên sân khấu và vở cải lương "Thiếu Phụ Nam Xương" ghi dấu đầu tiên trong cuộc đời ca hát của cô. Năm 1966, Hương Lan bắt đầu chuyển sang hát tân nhạc và bài hát đầu tiên của cô là "Ai Ra Xứ Huế" của Duy Khánh. Giọng hát ngọt ngào và lối trình diễn điêu luyện của cô đã làm bao nhiêu người ngưỡng mộ.

Hương Lan nổi bật trong loại nhạc trữ tình lãng mạn. Cô đã vào nghề ca hát hầu hết cuộc đời của cô và đã trở thành một trong những nghệ sĩ hàng đầu tại hải ngoạị Theo thời gian, Hương Lan đã thích hát một số bản nhạc sáng tác trước 1975 và một số nhạc sau 1975. Nhưng mục đích chính của cô vẫn là thể loại nhạc quê hương, dân tộc.

Năm 1978, Hương Lan sang Pháp định cư, cũng như nhiều ca sĩ khác phải làm nhiều việc để nuôi sống mình và nuôi dưỡng niềm đam mê nghệ thuật. Đâu có ca sĩ nào luôn ở trên đỉnh cao của sự hãnh tiến. Hương Lan phải làm ngay cả những việc chẳng ăn nhập gì với nghệ thuật như cuốn chả giò, bán quần áo,… chỉ với ước mơ được hát trở lại. Niềm đam mê ca hát theo cô bé Hương Lan từ lúc nhỏ, được nung nấu trong suốt cuộc đời cô. Hương Lan bắt đầu thực hiện mơ ước ở những phòng trà, mặc dù mỗi tuần chỉ hát vào ngày thứ bảy. Và từ đó, cô trở thành ca sĩ đầu tiên trên sân khấu Thúy Nga Paris.

Hương Lan rất quý mến khán thính giả tại San Jose mặc dù họ rất chọn lọc và luôn đòi hỏi rất cao ở những nghệ sĩ trình diễn tại đâỵ Vì thế, Hương Lan luôn tập luyện để làm vừa lòng những người đang ái mộ cô.

Hiện nay, Hương Lan vẫn thường xuyên xuất hiện trên các băng video của nhiều trung tâm và đi lưu diễn khắp nơi trên thế giới. Gần đây, người ta còn thấy cô xuất hiện trên những băng video được quay và thực hiện tại Việt Nam. Có lẽ vì thế nên một số khán thính giả tại hải ngoại đã đặt ra nhiều câu hỏi trước sự kiện này. Tuy nhiên, Hương Lan vẫn thường cho biết rằng cho chỉ phụng sự cho nghệ thuật và mơ ước của cô là được trở về hát trên chính quê hương của mình.



Hương Lan và Những Điều Muốn Nói

“Là nghệ sĩ thì ở nơi đâu, trong hoàn cảnh nào, chế độ nào, chúng em cũng vẫn là nghệ sĩ. Mà nghệ sĩ luôn luôn mong đón nhận tình thương và sự mến mộ của khán giả khắp nơi, mọi tầng lớp trong xã hội. Chúng em không thể chọn lựa khán giả, giầu, nghèo, vv…Mà mỗi một người khán giả thương mến mình đều là những người chúng em phục vụ một cách chân tình và nồng nhiệt”. Đó là những lời tâm sự của Hương Lan trong một lần tiếp xúc với người viết từ thành phố Anaheim, nam California là nơi cư ngụ của cô tại Hoa Kỳ. Qua nhiều lần gặp gỡ hay tiếp xúc qua điện thoại, nhiều sự kiện cũng như chi tiết liên quan đến một người nghệ sĩ mà tiếng hát đã đi sâu vào tâm hồn khán thính giả Việt Nam yêu tân nhạc hay cổ nhạc tại hải ngoại cũng như trong nước, đã được ghi nhận một cách trung thực để gửi đến bạn đọc trong bài viết này.

Hương Lan là một trong những nghệ sĩ đầu tiên từ hải ngoại mang tiếng hát mình về phục vụ khán thính giả tại quê nhà. Sự kiện này đã dấy lên những sự chống đối tại hải ngoại, khởi đầu từ 14 năm nay, sau khi Hương Lan trở về quê hương lần đầu vào năm 1994. Sự chống đối đó lâu lâu lại có dịp dấy lên mỗi khi Hương Lan xuất hiện trong những chương trình tổ chức tại hải ngoại.

Chống đối hay ủng hộ cô là quyền của mỗi người. Hương Lan cho biết cô tôn trọng quyền tự do của bất cứ ai. Tuy nhiên cô chỉ mong mỏi một điều như cô tâm sự:” Em nghĩ dù trong nước hay ngoài nước, em cũng xin được đứng ngoài để em làm một người nghệ sĩ chân chính. Làm cái nghề mà ba em đã cho em từ nhỏ tới lớn để em được đi phục vụ khán giả khắp nơi trên toàn thế giới”

Dĩ nhiên khi phải đối phó với sự chống đối nơi một số người, Hương Lan không tránh khỏi tình trạng khá bất ổn về tinh thần. Tuy nhiên, tình trạng đó chỉ thoáng qua rất nhanh khi cô đặt tin tưởng mạnh mẽ nơi khán thính giả vẫn dành cho cô nhiều ưu ái. Cụ thể qua những chương trình tổ chức ở hải ngoại, số người đến với tiếng hát Hương Lan vẫn luôn đông đảo. Những lúc đương đầu với tình trạng khó khăn, Hương Lan luôn trông cậy vào người đã mang lại cho cô nguồn an ủi lớn lao:” Điểm chánh của em là nhờ vào anh Toản, em mới có được sự vững chắc và thấy mình không bị tổn thương , không bị khổ sở. Trong những lúc bị dồn dập , thì anh Toản là một người bao giờ cũng ở bên cạn an ủi và che chở cho em”Người Hương Lan nhắc tới là Đặng Quốc Toản, người cùng cô chính thức thành hôn vào năm 1988.



Và dù chống đối Hương Lan hay không, khó ai có thể phủ nhận được tài nghệ của cô trên phương diện thuần túy nghệ thuật sau hàng chục năm tận tụy với nghề nghiệp, từ khi được mệnh danh là “Thần Đồng” trên sân khấu cải lương hoặc được gọi một cách trìu mến là “ bé Hương Lan” trên sân khấu tân nhạc. Báo chí tại hải ngoại và trong nước đã nhắc nhở nhiều đến Hương Lan, nhưng hầu như còn có khá nhiều sai sót. Nhân dịp này, hy vọng những chi tiết chính xác về cô cùng những lời tâm sự chân tình của cô sẽ là một đóng góp cho những muốn hoặc cần tìm hiểu thêm về con người và cá tính củaHương Lan.

Hương Lan tên thật là Trần Ngọc Ánh, sinh năm 1956 tại Sài Gòn và lớn lên tại đây cho đến khi sang Pháp vào năm 1978. Cô là con cả trong một gia đình có 5 người con, ngoài một người con riêng của thân phụ cô là nghệ sĩ Hữu Phước với người vợ không chính thức trước đó, khi ông còn là một giáo viên tiểu học. Một người em gái cô là Hương Thanh cũng hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật, hiện đang cộng tác với nhạc sĩ Nguyễn Lê, nổi tiếng trong ngành dân nhạc tại Aâu Châu. Thời gian Hương Lan mới mở mắt chào đời , gia đình cô ở trong một hoàn cảnh túng thiếu nên rất vất vả về mặt kinh tế. Lúc đó, thân phụ cô mới đi hát được vài năm, tiếng tăm chưa có là bao.

Khi lên 5 tuổi, Hương Lan đã lên sân khấu đoàn Thanh Minh-Thanh Nga với một vai phụ trong vở cải lương “Thiếu Phụ Nam Xương”. Đoàn Thanh Minh-Thanh Nga trong thời gian diễn vở cải lương này đã căng một một biểu ngữ lớn trước rạp, với hàng chữ “Vở tuồng có sự tham gia của thần đồng Hương Lan, ái nữ của nghệ sĩ Hữu Phước”. Dù bước lên sân khấu lần đầu tiên, nhưng Hương Lan đã tỏ ra dạn dĩ với vai trò được giao phó.

Ngay sau lần xuất hiện đó, Hương Lan đã được những ký giả kịch trường của hầu hết các nhật báo cũng như tạp chí ở Sài Gòn mệnh danh là “Thần Đồng”. Sở dĩ cô không sử dụng tên thật làm nghệ danh vì thời gian cô bắt đầu đi hát đã có một nghệ sĩ cải lương tên Ngọc Ánh. Sau khi thân phụ cô hội ý với thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà, đã đặt tên cho cô là Hương Lan với nguyên nhân như cô kể :“ Ông Kiên Giang mới hỏi ông già em “trong nghệ sĩ mày thích người nào nhất? Ba em mới nói “ dạ, em thích Út Bạch Lan với Thanh Hương”. Thành ra ông Kiên Giang bảo “ tao lấy tên 2 người này tao đặt cho con mày”

Hương Lan được chỉ dẫn vọng cổ bởi nhạc sĩ Sáu Tửng, thân phụ nhạc sĩ Huỳnh Anh. Thầy Sáu Tửng, khi đó sống chung với gia đình cô, đã có công chỉ dẫn nhiều cho cô vềà nhịp nhàng, trong khi thân phụ cô chỉ dẫn cách diễn trên sân khấu . Nhưng thật ra Hương Lan cho biết, cô học thẳng trên sân khấu nhiều hơn là học ở bố. Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất cô thừa hưởng nơi người bố nổi danh là cách sắp chữ và lối hành văn bên ngành cải lương. Do từng hành nghề giáo viên , nên Hữu Phước rất kỹ lưỡng về cách phát âm cuả người miền Nam.

Khi lên 9 tuổi, Hương Lan đã phải chứng kiến sự chia tay giữa bố mẹ vào năm 1965, với lý do đến từ “sự lả lướt của mấy ông nghệ sĩ, nên má em không thích. Từ đó, gia đình Hương Lan lâm vào tình trạng khó khăn nên cô phải đi hát phụ với bố để giúp gia đình. Thời gian này, Hương Lan càng lúc càng gây được nhiều chú ý nơi khán thính giả qua các vai trong các vở cải lương như Thầy Cai Tổng Bồi, Lan Và Điệp. Cũng như sau này là Đôi Mắt Người Xưa, Bóng Chim Tăm Cá, vv…

Lên 10 tuổi, Hương Lan bắt đầu chuyển qua Tân Nhạc, sau khi được nhạc sĩ Trúc Phương nhận ra khả năng của giọng hát cô, và nhất là trước đó cô rất thích tiếng hát của Hoàng Oanh. Trước lời đề nghị của Trúc Phương, thân phụ cô bằng lòngđể cô theo học nhạc. Dù là một nghệ sĩ cải lương tên tuổi, nhưng Hữu Phước có một chủ trương rất cởi mở để cho rắng “Nghề nào cũng là nghề, cũng là sân khấui”.



Thế là kể từ năm 66, Hương Lan bắt đầu chuyển qua tân nhạc trong hình ảnh một cô bé mặc váy đầm xòe trên những chương trình Đại Nhạc Hội Duy Ngọc tổ chức thường xuyên tại rạp Quốc Thanh. Với hai nhạc phẩm “tủ” đầu tiên là Những Đồi Hoa Sim và Ai Ra Xứ Huế, “Bé Hương Lan” đã gây nhiều ngạc nhiên cho khán giả. Đặc biệt sau đó, “Bé Hương Lan” đã được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh mỗi khi xuất hiện cùng với bố trong vở “Lan Và Điệp” qua những đoạn tân cổ giao duyên. Hai năm sau, Hương Lan đã được mời ký hợp đồng với hãng đĩa Việt Nam để thu thanh những ca khúc tân nhạc cùng một số bản cải lương. Sau khi mãn hợp đồng với hãng đĩa Việt Nam vào năm 70, cô sang hợp tác với trung tâm băng nhạc Trường Sơn do nhạc sĩ Duy Khánh chủ trương trong hai năm. 
 
Trước khi về với Trường Sơn, Hương Lan đã bớt xuất hiện trên sân khấu để chỉ chú tâm theo đuổi việc học hành khi bắt đầu bước chân vào ngưỡng cửa trung học trường Nguyễn Bá Tòng. Nhưng vì quá đam mê nghệ thuật nên việc học vấn của Hương Lan đã chấm dứt rất sớm, khi cô mới học hết năm Đệ Ngũ. Và cũng kể từ năm 72, Hương Lan trở thành một ca sĩ tân nhạc độc lập, được mời thu thanh trên rất nhiều băng nhạc chung với nhiều nghệ sĩ khác, ngoài phần thỉnh thoảng vẫn thu một số băng cải lương. Cũng vào thời gian này, tiếng hát của “Bé Hương Lan” trở thành quen thuộc với những thính giả đài phát thanh, đặc biệt qua những chương trình ca nhạc của nhạc sĩ Châu Kỳ. Sở dĩ có một thời gian khá dài, Hương Lan vắng bóng trên sân khấu cải lương vì cô ở trong lứa tuổi cô cho là lỡ cỡ, “không đóng được vai đào và cũng không đóng được vai con nít”, như cô kể. Hương Lan chỉ trở lại với cải lương vào năm 73, khi được 17 tuổi.

Cuối năm 74, nhạc sĩ Ngọc Chánh thảo luận với cô để chuẩn bị thực hiện băng nhạc đầu tiên mang tên “Tiếng Hát Hương Lan” riêng cho cô trong bộ băng nhạc nổi tiếng Shotguns. Nhưng rất tiếc việc thực hiện đã không thành do biến cố tháng 4 năm 75.
Hương Lan lập gia đình với Chí Tâm vào năm 1976. Sau đó cô hoạt động trong lãnh vực cải lương hơn một năm với những buổi trình diễn tại Sài Gòn và các tỉnh qua một số soạn phẩm như Tình Yêu Và Bạo Chúa, Cây Sầu Riêng Trổ Bông, vv…
Vợ chồng Hương Lan – Chi Tâm sang Pháp vào năm 1978 với con trai đầu lòng tên Henri Dương Bảo Nhi để bắt đầu đi vào một giai đoạn mới trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt nghệ thuật…

Vợ chồng Hương Lan – Chí Tâm đã trải qua một thời gian rất chật vật trong những năm đầu tiên ở Pháp, là nơi nghệ sĩ Hữu Phước đã sang cư ngụ một năm trước đó, vào năm 1977. Hương Lan phải ở lại chờ Chí Tâm đi cùng, sau khi được chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh, nên đã rời quê hương vào năm 78. Hai người cùng con trai đầu lòng cư ngụ ở Pontoise, vùng ngoại ô Paris, trong một căn phòng được chính phủ cấp. Để kiếm được miếng ăn, Hương Lan hàng ngày phải đáp xe lửa lên Paris để cuốn chả giò cho một công ty Việt Nam ở đây ròng rã suốt 8 tiếng một ngày. Được một thời gian, cô chuyển qua làm cho một hãng kẹo. chỉ hoạt động theo từng mùa trong năm như lễ Phục Sinh hay Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, vv…Một lần nữa, Hương Lan lại phải xoay qua chân thu ngân cho một siêu thị tại Paris. Thời gian này, hoạt động văn nghệ tại thủ đô nước Pháp còn yếu kém, tuy vậy Hương Lan “vẫn bị chụp mũ là Việt Cộng” bởi một số tổ chức mang tính cách chính trị, như lời cô nói. Lý do chỉ vì cô đã cộng tác với một đoàn văn nghệ đặt dưới sự chỉ đạo của chế độ mới cũng như hầu hết những nghệ sĩ còn ở lại Việt Nam sau tháng 4 năm 75. Hương Lan cho biết đến khi nhận thấy cô không hề dính líu đến đoàn văn nghệ của hội Sinh Viên Việt Kiều Yêu Nước ở Paris, sự chống đối mới không còn nhắm vào cô.

Song song với những công việc sinh nhai, Hương Lan bắt đầu đi hát vào những ngày cuối tuần từ năm 79 tại những phòng trà và nhà hàng ca nhạc ở Paris như Paradis D’Asie, Palais D’Argent, vv..cũng như những chương trình nhạc hội do nhà tổ chức Hải Phong thực hiện tại rạp Maubert. Trong khi đó, cô ngưng hẳn mọi hoạt động về cải lương vì không có môi trường. Còn Chí Tâm, sau một thời gian làm việc với công ty sơn mài Thành Lễ, đã kiếm được một việc làm tương đối ổn định ở công ty Thompson cho đến ngày sang Mỹ. Hai năm sau khi đến Pháp, cặp vợ chồng nghệ sĩ Hương Lan – Chí Tâm đi đến đổ vỡ vào ăm 1980, sau khi có thêm một con trai tên Patrick Dương Bảo Trang. Sự đổ vỡ cũng đến từ lý do Hương Lan cho là tính “nghệ sĩ bay bướm” của người phối ngẫu, nhưng sau khi chia tay, cả hai vẫn giữ cho nhau những cảm tình tốt đẹp trong tình đồng nghiệp.

Bây giờ nghĩ lại, Hương Lan cho rằng sự đổ vỡ đó đến từ sự thiếu chín chắn của cả hai trong lứa tuổi còn trẻ:” Thật sự mà nói thì cả hai lúc đó còn trẻ quá . Chí Tâm cũng còn trẻ. Em cũng còn trẻ. Chí Tâm có những việc làm không suy nghĩ và cái trẻ của em thì cũng không có thể tha thứ . Chứ đặt vào trường hợp bây giờ thì chắc là không đến nỗi “



Năm 1984, Hương Lan xuất hiện lần đầu tiên trên chương trình video Paris By Night với nhạc phẩm Ngày về của Hoàng Giác. Rồi tiếp đó là những nhạc phẩm tình ca quêâ hương như Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Chiếc áo bà ba, Điệu buồn phương Nam…
Năm 1985, Hương Lan đưa hai con sang Mỹ để tiến hành thủ tục cư trú do Mẹ cô - mới qua đời cách đây không lâu - sang đây từ năm 75 bảo lãnh. Và đến năm sau, cô được chính thức cư ngụ tại Hoa Kỳ cùng với 2 con trai.

Cũng trong năm 86, cô quen biết với người chồng hiện nay là Đặng Quốc Toản trong buổi tiệc mừng sinh nhật của Elvis Phương vào tháng 2 . Ho ỉchính thức thành hôn về mặt pháp lý vào tháng 12 năm 1988. Sau đó Hương Lan theo học đạo Công Giáo để đến năm 89, cô cùng với Đặng Quốc Toản tổ chức lễ cưới tại nhà thờ thuộc thành phố Anaheim, miền nam California. Chồng cô người miền Bắc, sinh năm 1946, từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà trong những đơn vị tác chiến từ sau biến cố Mậu Thân cho đến tháng 4 năm 75. Đối với Hương Lan, Toản “là một người đàn ông rất là rộng lượng và rất là hiểu biết và là một người có kiến thứ`c rất rộng”. Ngoài ra Toản cũng là người Hương Lan coi như điểm tựa của cuộc đời mình, khi phải đương đầu với những khó khăn, cụ thể là những sự chống đối cô gặp phải sau này” em nhờ vào anh Toản thì em mới có được sự vững chắc và và coi như là em cảm thấy mình không bị tổn thương, không bị khổ sở. Trong những lúc bị dồn dập thì anh Toản là một người bao giờ cũng bên cạnh an uỉ và che chở cho em”

Hương Lan trở về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1994 cùng với những nghệ sĩ hải ngoại Quốc Anh, Đức Huy và Thảo My, theo lời mời của một công ty điện toán Úc nhằm tổ chức những chương trình văn nghệ để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty này với mục đích đưa những sản phẩm đó vào thị trường Việt Nam. Cô nghĩ rằng niềm ao ước được trở lại hát ở quê hương có cơ hội thành hình vì cho là “dù sao cũng có cả một kỷ niệm, cả một tuổi thơ ở Việt Nam” như cô tâm sự. Nhưng thực tế Hương Lan đã gặp nhiều khó khăn vì không được cơ quan thẩm quyền về văn hoá trong nước cho phép trình diễn trước khán giả, ngoài việc cho phép cô thu băng đĩa hoặc video. Hương Lan vẫn không nản chí để năm sau quay trở lại Việt Nam tiếp tục xin phép để được hát trên sân khấu, nhưng một lần nữa cô chỉ nhận được sự từ chối.
 
 Mãi đến năm 1996, Hương Lan mới được phép trình diễn trước khán giả tại quê nhà sau khi cô cho là nhờ ở “thiện chí phục vụ khán giả và niềm ước mơ tầm thường của mình “ được nhận biết. Sau khi trở ra hải ngoại, Hương Lan đã phải đương đầu với những sự khó khăn khác là sự chống đối mạnh mẽ quyết định về hát tại Việt Nam của cô. Cô đã lên tiếng phân trần với dư luận tại hải ngoại, nói thật tất cả về những khó khăn gặp phải ở trong nước, nhưng hầu như không mấy được để ý. Hương Lan đã tỏ ra chán nản khi tuyên bố là phải chi cô về được đón tiếp và được hát rầm rộ thì không nói làm gì. Nhưng đằng này phải qua bao nhiêu khó khăn mới được hát mà vẫn bị chống đối . Tuy vậy, Hương Lan đã tỏ ra thông cảm với dư luận chống đối và kết án cô mà cô cho rằng chỉ có một số nào đó:” vợ chồng em cũng có nói chuyện với nhau. Mình cũng phải hiểu . Ở đậy mà đi tìm sự tự do thì có biết bao nhiêu là mất mát , cũng đánh đổi biết bao sự mất mát. Thành ra điều người ta chống mình không thể nào mình nói là anh chống không đúng, hay là anh đừng nên chống. Điều đó mình không nói được “

Hương Lan còn nhấn mạnh nơi quan niệm luôn tôn trọng tự do của cô ” Điều thứ nhất là mình phải tôn trọng sự tự do . Chỉ coi điều đáng buồn là em tôn trọng sự tự do của người ta, mà người ta không tôn trọng sự tự do của em.”

Hơn nữa, cô cũng luôn tôn trọng lý do của những người chống đối:” Mình đang ở xứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là xứ tự do nhất thế giới. Em tôn trọng chuyện người ta chống đối . Em tôn trọng sự khó khăn của những người vượt biển , không bao giờ họ đồng ý cho ai về Việt Nam. Ngay cả gia đình họ, chứ đừng nói mình. Người ta cũng có lý của người ta . Và cái điều người ta làm cũng có cái đúng của họ”. Và cô còn nói thêm:”Đối với sự mất mát của họ, đối với sự họ đánh đổi sự tự do , bằng cả cái sự sống của họ để tìm tự do thì điều họ làmkhông thể nào sai được”

Hương Lan cho là cô đang ở trong những ngày tháng cuối của cuộc đời ca hát, mặc dù tuổi cô vẫn còn tương đối trẻ”nhưng thời gian đứng trên sân khấu của em lâu quá. Từ năm em 5 tuổi , năm nay em 48 tuổi, tất nhiên em đã đứng 43 năm trên sân khấu rồi. Em thì em không nghĩ là em không đứng trên sân khấu lâu đâu . Cả hai vợ chồng em đều đồng ý với nhau điều đó”

Hương Lan nghĩ là cô sẽ từ giã sân khấu trong vài năm nữa” chứ em không nghĩ là em đeo đuổi đến ngày chết trên sân khấu như một vài người đã tuyên bố ”. Do đó trong những ngày tháng còn lại, cô “chỉ mong được về Việt Nam và hát cho những người dân bình dị nghe những tình ca về quê hương xứ sở”. Cô đã dùng tiếng hát của mình để nuôi sống gia đình và chính bản thân, với những năm tháng còn lại, cô mong muốn dùng tiếng hát của mình vào những công tác từ thiện từng theo đuổi nhiều năm nay :”để cảm thấy giọng hát của mình không phải chỉ để kiếm cơm mà phải làm gì cho có ý nghĩa trước ngày rời sân khấu”

Hiện nay Hương Lan là hội viên danh dự của Hội Những Bệnh Nhân Nghèo ở Sài Gòn. Trong những năm qua cô đã đứng ra tổ chức nhiều chương trình ca nhạc lấy tên là “Đêm Hương Lan Với Người Nghèo Của Tỉnh Nha”ụ tại Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Phước, Sài Gòn, vv…. Tất cả tiền lời của những lần tổ chức đó, cô đã trao cho Hội Những Bệnh Nhân Nghèo để dùng vào việc chữa trị cần thiết. Ngoài ra cô cũng đã thực hiện một đêm hát ở Phú Yên để gây quĩ cho các trẻ em tàn tật và một chương trình Cây Mùa Xuân cho trẻ em nghèo ở Bình Phước là nơi vợ chồng cô có một trang trại rộng 13 mẫu tây, trong đó có một vườn trái cây gồm xoài, nhãn, mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm, vv…và 2 ao nuôi cá, mỗi ao rộng gần 2000 m vuông. Ngoài ra vợ chồng cô còn có một ngôi nhà trong cư xá An Phú Đông.

Ngoài những chương trình có mục đích từ thiện, Hương Lan không đi hát hàng đêm tại các tụ điểm. Cô thỉnh thoảng xuất hiện trong các chương trình ca nhạc ở một số phòng trà trong đ1o có phòng trà Văn Nghệ là nơi cô thường xuất hiện nhất. Từ năm 2003, Hương Lan đã chính thức quay về với sân khấu cải lương trong vở Hoa Đồng Cỏ Nội của đoàn Trần Hữu Trang, diễn tại rạp Hưng Đạo, trong khi đã thu thanh rất nhiều cổ nhạc trên những chương trình video.

Hương Lan đã có dịp đề cập đến những hoạt động của cô, cũng như đã nói lên tất cả những điều muốn nói để những người yêu mến cô và cả những người chống đối cô có dịp hiểu rõ hơn về cô. Hương Lan hiện chỉ tâm niệm một điều là sẽ cố gắng nhiều hơn trong những ngày còn đứng trên sân khấu, trước khi giảm bớt những hoạt động nghệ thuật của mình để sống một cuộc sống bình thường và nhất là để luôn chú trọng đến những công tác từ thiện.