Tuesday, December 16, 2014

***NHỮNG GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO

CƯ SĨ NHƯ PHAN


Ðề cập đến tôn giáo, con người thường nghĩ đến vấn đề tín ngưỡng, hai thuật ngữ này thường đi đôi với nhau. Tuy nhiên không phải Tôn giáo nào cũng có những quan niệm tín ngưỡng như nhau.
Với Ðạo Phật, tín ngưỡng bao hàm ý nghĩa đức tin, và đức tin ở đây không phải là giáo điều, mang tính áp đặt trong quá trình học và hành đạo. 

"Ðức Tin" ở đạo Phật bao hàm ý nghĩa trí tuệ và phải được chứng thực qua quá trình kinh nghiệm. Danh từ Phật Pháp như chúng ta đã biết, đó là cách thức, phương pháp, con đường để đạt đến "Phật", một thuật ngữ chỉ có thể ra đời khi Ðạo sư Gotama đã chứng ngộ trên đường hành đạo. Vì vậy, Phật pháp không phải là một học thuyết mang tính lý luận, mà là tất cả những gì thực tiễn con người có thể vận dụng một cách linh hoạt trong đời sống hàng ngày. Ðiều này thể hiện rõ qua hình ảnh "bánh xe pháp luân". Ðây chính là biểu tượng của tiến trình hành động để khẳng định, chứng thực những điều Phật dạy qua nhân cách sống, và hệ thống kinh điển Ngài để lại sau ngày nhập diệt.

Nghiên cứu giáo lý đạo Phật người ta thường cho rằng giáo lý Phật giáo mang tính khế cơ. Ðiều này không phải ngẫu nhiên hoặc không có cơ sở. Nền tảng vững chãi cho nhận định trên là tính thực tiễn và ứng dụng của tiến bộ tâm thức và hành động hướng nội mà mọi người có thể tự thực hành.
Thật vậy, toàn bộ giáo lý Phật giáo là khối lượng lớn những phương pháp linh hoạt, thích hợp với nhiều mặt, nhiều lúc, nhiều nơi, và nhất là những căn tánh khác nhau của con người có thể đi từ tự giác, giác tha và cuối cùng đạt đến giác hạnh viên mãn. Qua giáo lý mang tính khế cơ của đạo Phật, chúng ta thấy không có lời dạy nào của Ngài mà không bao hàm hai điểm lớn: "Xây dựng trên căn bản của con người" và " Dẫn đến giác ngộ tối thượng cho mỗi nguời".
1- Duyên Khởi
2- Tứ thánh đế
3- Bát chánh đạo.

l. Duyên Khởi :
Giáo lý căn bản hàng đầu của Phật giáo, thể hiện vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan. Duyên khởi là sự nương tựa vào nhau mà hình thành, phát triển, tồn tại lẫn hủy diệt. Quá trình ấy, duyên là tiền đề, là điều kiện tiên quyết. Bất cứ hiện tượng nào trong vũ trụ, vật chất hay tinh thần đều do tập hợp các nhân duyên mà thành, nương tựa vào nhau để tồn tại, không có sự vật nào tự mình sinh ra, độc lập tồn tại. Giáo lý duyên khởi được triển khai thành bốn loại duyên căn bản :

- Nhân Duyên: Duyên gần gũi nhất, điều kiện gần gũi nhất, làm cơ sở, cái này là tiền đề để sinh ra cái khác. Chẳng hạn nguyên liệu và sản phẩm, hạt lúa và cây lúa, tấm ván và cái bàn,....

- Tăng Thượng Duyên: Cái trợ lực cho nhân duyên như nước, phân bón cho cây lúa, người thợ và dụng cụ để tạo từ nguyên liệu tấm ván thành cái bàn.

- Sở Duyên Duyên: Những điều kiện làm đối tượng cho quá trình nhận thức, tức là cái có, cái hiện hữu: Cái bàn, Cây lúa.

- Vô Gián Duyên: Sự không gián đoạn cần thiết cho mọi phát triển, trưởng thành và tồn tại của vật chất, vũ trụ, nhân sinh.
Kinh A Hàm, Phật dạy: "Vì cái này có nên cái kia có, vì cái này không nên cái kia không, vì cái này sinh nên cái kia sinh, vì cái này diệt nên cái kia diệt". Luật Nhân quả trong quan niệm đạo Phật cũng được quan sát theo góc độ nguyên tắc duyên sinh vừa nêu trên.

2. Tứ Thánh Ðế:
Là giáo lý căn bản thứ hai của đạo Phật, đề cập trong nhiều kinh điển, nhất là trong kinh Chuyển Pháp Luân. Giáo lý này được xác lập trên cơ sở nhân quả với hình thức song đối trong quá trình biện chứng tác thành của nó. Tìm hiểu Tứ Diệu Ðế chúng ta thấy nổi bật hai phương diện lớn:
- Sự hiện diện khổ đau và nguyên nhân tạo thành đau khổ.
- Niềm an lạc khi khổ đau đã diệt và con đường dẫn đến an lạc.
Theo luật nhân quả cuả đạo Phật, 4 chân lý: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo không phải lả giáo điều siêu hình, mà là một nguyên lý có thể kiểm nghiệm trong bất cứ trường hợp nào - hoặc cảnh ngộ riêng tư xảy ra trong thực tế đời thường của cuộc sống. Chẳng hạn đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo, niềm vui khi cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và con đường đạt đến niềm vui ấy. Trong lần thuyết giảng đầu tiên tại vườn Lộc Uyển nhằm độ 5 vị Tỳ Kheo, Phật dạy: "Ðây là Khổ cần phải biết. Ðây là Tập cần phải đoạn. Ðây là Diệt cần phải chứng. Ðây là Ðạo cần phải tu". Lời dạy trên tất yếu phải được triển khai chi tiết, cụ thể , và điểm xuất phát của nó cũng được xây dựng trên cơ sở Bát Chánh Ðạo, mà chánh tri kiến là 1 trong 8 nguyên tắc của hành động chân chính. Thâm hiểu Tứ Ðế bằng tri thức, con người sẽ xác định cho mình một quan điểm sống. Về mặt này con người không nên tự cho phép tâm mình dẫn dắt hành động trong mơ hồ của thế giới lý luận suông, mà phải đặt tâm đối diện với sự thực để đoạn trừ cái nguyên nhân khổ đau bằng con đường tu tập (đạo), nhằm đạt đến mục đích tối hậu - Giải thoát.


3. Bát Chánh Ðạo:
Giáo lý căn bản thứ ba của Phật giáo. Ðó là con đường của 8 nguyên tắc hành động chân chính, 8 nguyên tắc nầy tồn tại trong mối quan hệ nhân quả và gắn bó mật thiết với đời sống tu tập hàng ngày :
1. Thấy đúng.
2. Nghĩ đúng.
3. Nói đúng.
4. Hành động đúng.
5. Sống nghề nghiệp chân chính.
6. Cần mẫn và nỗ lực chân chính.
7. Khởi niệm chân chính.
8. Thiền định chân chính.

Nếu đem 8 nguyên tắc hành động chân chính trên vận dụng vào đời sống hàng ngày, chúng ta thấy chúng được xác lập trên cơ sở luật nhân quả, hỗ tương; nguyên tắc nầy vừa là kết quả, đồng thời là nguyên nhân tạo nên nguyên tắc khác. Ðiều quan trọng nhất khi tìm hiểu giáo lý này, là làm thế nào để thông hiểu nó - tức là nhận biết được cái "đúng", cái "chân chính" của mỗi một nguyên tắc. 

Theo lời Phật dạy: Tất cả không phải chỉ có thể đạt được trên mặt lý thuyết, sách vở, hay phương pháp suy luận bằng tri thức vốn có, mà cần phải thực hành trong quá trình sống vẹn toàn của chữ tâm. Ba đạo lý căn bản của đạo Phật được tỉnh lược nêu trên, chính là nền tảng cho tất cả tông phái Phật giáo Nguyên thủy cũng như Ðại thừa ở Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới. Có thể xem đó là cỗ xe lớn dẫn đường cho quá trình hành động và cứu độ bản thân và kẻ khác. 

Xây dựng bản thân tư giác ngộ chân lý, đem chân lý ấy giác ngộ cho kẻ khác, và cuối cùng đạt đến sự nghiệp giác ngộ tràn đầy. Việc làm ấy phù hơp với tinh thần đạo Phật - lấy con người làm gốc, mọi nỗ lực phấn đấu đều nhằm đạt tới mục đích cuối cùng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của con người. 

Ðọc những mẩu chuyện tiền thân của Ðức Phật, chúng ta tìm về con người trần thế của Ngài, và sẽ hiểu hơn về nguồn cội. Sinh thời ngài không bao giờ tự cho mình là đấng thần minh, hay một vị cứu tinh siêu phàm nào, mà chỉ là người trần thế đơn thuần đã giác ngộ. Chính nhân cách sống trong cuộc đời trần thế của Ngài dạy trong kinh điển. Ðạo Phật chủ trương: Con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản thân và xã hội mình đang sống, và có thể thay đổi về bản thân và hoàn cảnh sống theo ý muốn. 
Ðức Phật dạy: "Con người phải tự cứu lấy mình" và con đường tự cứu là "Tự mình thắp đuốc lên mà đi."

Thực hành đạo Phật là thực hành về nhân cách sống và thâm hiểu kinh điển, giáo lý, nhằm đạt đến nhận thức đầy đủ những điều trong đời sống thực tại, xây dựng cho mình một lối sống tốt đẹp lấy tình thương làm nguyên tắc cao nhất của đaọ làm người, và cuối cùng rèn luyện ý chí để thành tựu đại nguyện giúp đời, xây dựng đất nước.

Tiền không mọc trên cây

"Khi chúng ta cố gắng dạy dỗ con cái về cuộc sống, chúng lại dạy cho chúng ta ý nghĩa đích thực của cuộc sống là gì." - Angela Schwindt.
Nhiều năm trời, tôi đã muốn có một khu vườn thật nhiều hoa. Tôi có thể dành hàng giờ để nghĩ xem mình nên trồng cây gì, những loài hoa nào thì hợp với nhau.
Nhưng rồi chúng tôi sinh bé Matthew. Rồi Marvin. Và 2 đứa sinh đôi, Alisa và Alan. Sau đó là Helen. 5 đứa trẻ. Nuôi nấng chúng tốn quá nhiều thời gian, khiến tôi bận quá không nghĩ về việc xây vườn nữa.

Gia đình chúng tôi không dư giả tiền bạc và cả thời gian nữa. Khi bọn trẻ còn nhỏ, nếu chúng đòi mua thứ gì đó quá đắt tiền, tôi lại phải nói: “Con nhìn quanh xem, làm gì có cây tiền nào? Con biết là tiền không tự mọc trên cây mà.”
Cuối cùng, cả 5 đứa cũng tốt nghiệp trung học, đại học, rồi dọn ra ngoài sống, có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Tôi bắt đầu lại nghĩ đến khu vườn mà mình từng ao ước.
Mà tôi cũng không chắc nữa. Làm vườn tốn kém lắm. Và sau chừng ấy năm, tôi đã quen sống tiết kiệm, kham khổ, chẳng chi tiền cho những thứ kiểu cách bao giờ.
Thế rồi, một buổi sáng mùa xuân, vào Ngày của mẹ, đang ở trong bếp thì đột nhiên, tôi nghe thấy tiếng  còi xe tuýt tuýt. Hẳn là có xe đi ngang qua đây, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy một cái cây lạ, được trồng ngay trong sân nhà mình. Chắc là 1 cây liễu khóc, vì tôi thấy trên thân nó cứ có thứ gì đu đưa. Tôi đeo kính vào để nhìn cho rõ hơn, và không thể tin vào mắt mình.
Cái cây trong sân nhà tôi là cây tiền!
Nhưng tình yêu thì có
Tôi bước ra ngoài để kiểm tra. Đúng thật. Trên khắp thân cây là 100 tờ tiền 1 đô la. Ôi, nghĩ mà xem, với 100 đô la, tôi sẽ mua được biết bao nhiêu là hoa. Tôi cũng tìm thấy 1 tờ giấy được gắn trên cây: "Yêu mẹ. Marvin."
Tiền không mọc trên cây

"Khi chúng ta cố gắng dạy dỗ con cái về cuộc sống, chúng lại dạy cho chúng ta ý nghĩa đích thực của cuộc sống là gì." - Angela Schwindt.
Nhiều năm trời, tôi đã muốn có một khu vườn thật nhiều hoa. Tôi có thể dành hàng giờ để nghĩ xem mình nên trồng cây gì, những loài hoa nào thì hợp với nhau.
Nhưng rồi chúng tôi sinh bé Matthew. Rồi Marvin. Và 2 đứa sinh đôi, Alisa và Alan. Sau đó là Helen. 5 đứa trẻ. Nuôi nấng chúng tốn quá nhiều thời gian, khiến tôi bận quá không nghĩ về việc xây vườn nữa.


Tình yêu có thể mọc trên cây. (Ảnh minh họa)
Như vậy, Marvin đã giữ lời hứa. Nó đã cày xới khu vườn thật cẩn thận. Còn những đứa khác, chúng mua cho tôi dụng cụ làm vườn, đồ trang trí, lưới mắt cáo, hạt giống hoa hướng dương và cả sách hướng dẫn làm vườn nữa.
Đó là chuyện của 3 năm về trước. Giờ thì tôi đã có một khu vườn xinh xắn, đúng như sở nguyện. Khi tôi ra vườn nhổ cỏ, tưới nước hay bắt sâu cho những cây hoa, tôi dường như không nhớ bọn trẻ nhiều như trước nữa. Bởi lẽ, tôi cảm thấy chúng đang ở ngay bên cạnh mình.
Tôi sống và lớn lên ở Michigan, nơi mùa đông dài và giá lạnh, còn mùa hè thì trôi qua trong chớp mắt. Nhưng mỗi năm, khi mùa đông đến, tôi lại nhìn ra ngoài cửa sổ và nghĩ đến những bông hoa sẽ nở rộ trong vườn vào mùa hè năm tới.
Tôi nghĩ đến những gì bọn trẻ đã làm, và lần nào cũng thế, giọt nước mắt hạnh phúc lại lăn dài trên má.
Tôi không chắc là tiền có mọc trên cây không, nhưng rõ ràng là tình yêu thì có!
Lam Lan (theo Chicken Soup for the Soul)



CÔ BÉ BÁN DIÊM
 Tác giả:Thùy Chi
 
"Cô bé bán diêm” của Andersen là câu chuyện Noel quen thuộc với trẻ em trên khắp thế giới. Giáng sinh 2014 kể lại câu chuyện cảm động để trân trọng những giây phút hạnh phúc, ấm áp bên gia đình.
Tin liên quan
"Cô bé bán diêm" là câu chuyện cảm động bố mẹ nên kể cho con mình nghe vào dịp Giáng sinh 2014.
 “Cô bé bán diêm”
Cô bé bán diêm sống trong gia đình nghèo khổ, khó khăn, mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên em phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh em. Vào một ngày cuối năm, em không bán được que diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ cha đánh. Đêm giao thừa trời giá rét, em ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nhà. Đêm càng lạnh giá, em quẹt que diêm để sưởi ấm.


Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô. Lần thứ nhất,em thấy lò sưởi; lần thứ hai em thấy bàn ăn và con ngỗng quay; lần thứ ba em thấy cây thông Noel cùng những ngọn nến; lần thứ tư em thấy bà hiện về, lần thứ năm em thấy mình cùng bà bay lên trời.
Buổi sáng đầu năm, người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn. Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi em đang mỉm cười.
Ý nghĩa
Qua câu chuyện cổ tích cho trẻ em, Andersen đã kể một câu chuyện cho người lớn. Lãnh đạm, vô cảm và ích kỉ là thói tật tệ hại của loài người. Nó tồn tại không phải là trừu tượng, chung chung. Nó tồn tại ở ngay người thân thiết ruột thịt, ở những người cùng tuổi với em, ở những người lớn quần áo ấm áp bận bịu với những niềm vui giáng sinh năm mới. Họ đã đẩy cô bé tội nghiệp đến chỗ chết, đã không hiểu gì về những ước mơ của em khi đánh những que diêm.
Câu chuyện về cô bé bán diêm là cảm hứng cho nhiều tác phẩm điện ảnh
“Cô bé bán diêm” viết cho thiếu nhi nhưng đủ sức lay động bất cứ trái tim người lớn nào. Câu chuyện đã sống giữa mọi thời đại và vẫn được người ta kể cho nhau nghe mỗi dịp Giáng sinh.



Chuyện Noel cảm động: Một người anh

Tác giả:Thùy Chi
Cứ mỗi mùa Giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh tôi. Và Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui hơn hết thảy, nhưng vui không phải chỉ vì chiếc xe hơi mới - món quà anh tôi tặng - mà còn vì trong cái đêm đông lạnh lẽo ấy, tôi đã thực sự học được một bài học rất thú vị.
Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty ra về gần hết, và tôi cũng đến gara để lấy xe về nhà dự tiệc Giáng sinh. Nơi đó, tôi thấy có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe của tôi, vẻ mặt tỏ ra rất thích thú .


Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần, “Đây là xe của cô ạ?”. Tôi khẽ gật đầu : “Ừ, đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho”. Khi tôi vừa dứt lời, cậu bé nhìn tôi sửng sốt:
-         Ý cô là...anh cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì? Ôi! Cháu ước gì... - Cậu bé ngập ngừng.
Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức.
-         Cháu ước..., cậu bé tiếp tục, cháu có thể trở thành một người anh giống như vậy.
Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé:
-         Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?
Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời:
-         Cháu thích lắm ạ!
Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời hy vọng,
-         Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?
Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm.
-         Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ.
Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.
-         Cô ấy đây em ạ, người lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh cô ấy đã tặng cô ấy một chiếc xe hơi nhân dịp Giáng sinh mà cô ấy chẳng phải trả một đồng nào. Em ạ, rồi một ngày nào đó, anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, khi đó em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố miêu tả những điều đó cho em nghe nữa!
Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.

Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố...
"Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố..."

Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi sẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.
Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su:
-         Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc.
Ý nghĩa
Trong cuộc sống ai cũng cần tình thương, sự đồng cảm, cũng muốn có người chia sẻ niềm vui nỗi buồn với mình. Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quý ở người khác để trân trọng và học tập. Hãy biết chia sẻ trong cuộc sống để sống cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Thùy Chi




Hãy Sống Với Tâm Biết Ơn
*********************

Hãy phát khởi Tâm biết ơn những người khiển trách ta
vì họ khiến cho Giới Định Tuệ của ta tăng trưởng.

Hãy phát khởi Tâm biết ơn những người làm cho ta vấp ngã
vì họ khiến cho ý chí của ta kiên cường hơn.

Hãy phát khởi Tâm biết ơn những người bỏ rơi ta
vì họ đã khiến cho khả năng của ta biết tự lập.

Hãy phát khởi Tâm biết ơn những người đối xử tệ với ta
vì họ đã khiến cho nhận định của ta rõ chánh tà.

Hãy phát khởi Tâm biết ơn những người lường gạt ta
vì họ đã khiến cho kiến thức của ta tăng tiến.

Hãy phát khởi Tâm biết ơn những người vô tình hay cố ý làm hại ta
vì họ đã khiến cho ta cơ hội tốt nhứt thực hành việc tu tập.
Hãy phát khởi Tâm biết ơn tất cả những người giúp ta tiêu tan bản ngã. 

VP.PHTQ.CANADA


TINH THẦN TỰ DO TRONG ĐẠO PHẬT
CHÁNH TÍN TRONG ĐẠO PHẬT
NGƯỜI BIẾT TU PHẬT THÌ NHẸ NHÀNG
LÒNG TIN NGƯỜI CON PHẬT
THẾ NÀO LÀ THẬT SỰ TỪ BỎ