Thursday, March 1, 2012

Ý kiến của TT.Thích Kiến Nguyệt, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.


Ý kiến của TT.Thích Kiến Nguyệt, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

Hiện tượng đến chùa, đền trong các dịp lễ hội đầu năm để cầu xin tiền tài và may mắn đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng suy nghĩ đó liệu đã đúng với Đạo Phật? Sau đây là những ý kiến của TT.Thích Kiến Nguyệt, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

- Khi lên chùa thờ Phật, người đến lễ nếu muốn dâng lễ thì dâng những gì là đúng với Đạo Phật, thưa thầy?



- Người đến chùa chỉ cần cúng hương và hoa quả tinh khiết. 

Còn tiền mặt là để nhà chùa xây dựng và làm việc từ thiện nếu thầy trụ trì chùa đó tu chân chính.

 
- Xin thầy cho biết ý kiến về việc nhiều người dân lên chùa đốt rất nhiều vàng mã?


- Chuyện đốt vàng mã đến cửa Phật để cầu xin tiền tài là chuyện hoàn toàn không có trong Đạo Phật. Đó là hành động hết sức lãng phí tiền của vào sai chỗ, sai mục đích và không đúng với Đạo Phật.


**Phật dạy: "Ta không ban phước, không giáng họa cho ai..."


- Thầy có thể cho biết hiện tượng người dân dùng tiền thật rải tràn lan với mục đích cầu lộc và may mắn liệu có đúng với tinh thần Đạo Phật ?


- Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin tài cầu lộc mà Phật có thể ban cho được thì phải chăng Phật biết nhận hối lộ? Hoàn toàn sai lầm và mê tín khi nghĩ như vậy.


Tôi nói vậy vì đã là người theo đạo Phật phải tuân theo luật Nhân quả. Gieo nhân gì gặt quả đó. Nhiều người hiểu sai lầm khi đến chùa cầu xin mà quên rằng Phật có dạy: “Ta không ban phước, không giáng họa cho ai hết mà chính các người lãnh cái quả do mình gây ra”

 
- Nhưng khi vào đền thờ các thần linh… việc cúng tiền theo nhiều người  hiểu là vẫn được, và nhiều người cho rẳng dâng thần này mà không dâng thần kia sẽ gặp xui nên hiện tượng dâng tiền lẻ tràn lan vẫn vẫn xảy ra?


- Việc đến đền rồi dâng tiền để cầu xin các vị thần linh cũng chỉ là hoàn toàn mê tín và không đúng. Việc đến đền mà dâng tiền ông thần linh mà không dâng tiền ông thần linh kia rồi sợ bị trừng phạt thì ông thần linh đó cũng không xứng đáng để thờ.

Đặc điểm của thần linh là nóng giận sân si còn nhiều, phước kém hơn người cõi trời, vì trên cõi thần linh mới là cõi trời. Thần linh chính vì nóng giận, còn tham còn si nên khi không hài lòng hay trở lòng với người đến với mình.



Chính vì vậy người đến với thần linh vì không giải thoát được chính mình nên dễ tự làm điều xấu hại mình. Với Đạo Phật, người đến là để tự mình giảm bớt tham sân si để tự giảm bớt khổ. Đến với Đạo Phật là để học phương pháp để sống an lành và hạnh phúc cho mình chứ không phải để cầu xin và nuôi tham vọng.  **Hãy dùng tiền công đức để làm từ thiện và nhận được cái tâm an lành

 
- Theo thầy, thay vì dùng tiền lẻ rải khắp nơi, người dân nếu khi muốn công đức thì phải làm thế nào cho đúng?


- Nếu có lòng công đức chỉ cần đặt tiền vào một nơi, đúng chỗ đặt hòm công đức mà trụ trì chùa đó đã đặt, vậy là đủ.Người đến chùa cúng là do cái tâm sẽ được cái nhân. Cứu giúp người ăn mày ăn xin cũng chỉ là cái nhân. Khi đó con người sẽ có cái tâm lành thiện và sẽ tự tạo nên được điều hạnh phúc đó là quả. Điều cốt lõi khi dâng tiền cho chùa cũng chính là như vậy, tất cả đều theo luật Nhân – Quả.

Nhiều người không hiểu được rằng khi dùng tiền cúng chùa, Phật tam bảo sẽ chứng minh mà không cần ghi giấy ghi nhận hay bia công đức. Tôi cũng nghĩ rằng nếu có tâm muốn công đức cho nhà chùa, thay vì đổi tiền lẻ, hãy dùng luôn tiền đó làm việc thiện như đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, cho những trẻ em và người nghèo khó hơn là việc vừa mất tiền và đi dâng cúng nơi sai chánh  pháp mà lại không có ý nghĩa gì, chỉ gây lãng phí.



- Chuyện tại một số đền đầu năm tổ chức việc “lên đồng” để thờ các thánh thần vẫn còn xảy ra, thầy có ý kiến gì về vấn đề này?


- Có câu chuyện rằng: Các vị thần linh đầu tiên có cái tâm tốt, muốn cứu nhân độ thế nên họ dựa vào xác Cô Đồng. Nhưng một thời gian thấy phủ mở ngày càng to, tiền bạc cúng rồi phí ngày càng tăng lên nên các vị thần linh chân chính bỏ đi và sau đó các vị thần linh yếu kém hơn đến nên các phủ không còn linh thiêng nữa…


- Xin cám ơn thầy !

Hoàng Nguyên
(Theo Vietnamnet, GNO có biên tập tựa bài)

   Kính mời quí vị xem bài viết: "Phật Giáo có Mê Tín Không?" theo link  
Hàng ngàn người đổ xô đi xem ổ mối
hình Phật

Bình Dương - Ngày 30/6 tại vườn cao su thuộc Nông trường Cao Su huyện Bến Cát, công nhân nông trường trong khi cạo mủ đã phát hiện một gò mối có hình dáng giống Đức Phật đang ngồi thiền.
Gò mối này cao khoảng 40cm, có hình dáng như tượng Đức Phật Thích Ca đang trong tư thế tọa thiền. Ngay sau khi "điều kỳ diệu"?? này được phát hiện, hàng nghìn người dân tại địa phương và các tỉnh lân cận đã kéo nhau đến đốt hương cúng vái.

Chị Hoàng Thị Minh, người dân ấp Rạch Bắp xã An Tây huyện Bến Cát cho biết: "Đây quả là hiện tượng lạ không biết sao lý giải. Tôi nghĩ có thể đây là điềm lành đến với người dân nên ai cũng muốn ra đây để chiêm bái".

Để bảo vệ gò mối có hình Đức Phật một số người dân tại địa phương đã giăng dây rào để tránh bị phá hoại. Tuy nhiên càng về chiều số lượng người hay tin tìm đến ngày càng đông, gây mất trật tự cả một vùng. Trước tình hình đó đến 15h cùng ngày, chính quyền địa phương đã nhờ Ban Đại diện Phật giáo huyện Bến Cát dời "hình tượng" này về ngôi chùa tổ Long Hưng, xã Tân Định trong huyện để cho mọi người chiêm bái, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. []

Lời bàn: Đạo Phật truyền bá tại Việt Nam hàng ngàn năm, trở thành tín ngưỡng phổ cập trong dân gian. Người theo đạo Phật, đạo giác ngộ và giải thoát, cần nên tìm hiểu giáo lý, có chánh kiến và chánh tín, để áp dụng trong đời sống hàng ngày, tránh sự mê tín dị đoan thường thấy ở trong nước và ngay ở hải ngoại.

Nhiều người cứ tưởng rằng chỉ có giới bình dân trong nước, vì ít học, nghèo khó, khi gặp bệnh tật không đủ tiền chạy chữa, hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn, trắc trở, mới tìm đến các ông bà thầy bói, thầy rờ, thầy mò, thầy pháp, chữa bệnh tuy nói không lấy tiền, nhưng vẫn nhận của tùy hỷ. Không ngờ, người trí thức thế gian, tuy có bằng cấp, có địa vị trong xã hội, nhưng không chịu tìm hiểu chánh pháp của đạo Phật, cho nên vẫn bị vô minh chi phối. Bản ngã  càng cao, con người càng ích kỷ, chỉ biết lo cho mình, gia đình mình, nên cầu nguyện khấn vái lung tung, cũng vì mình!

Tệ hại hơn nữa, các vị tuy mang hình tướng tu sĩ, hoặc cư sĩ Phật giáo, nhưng vì lợi dưỡng, vì phe nhóm bênh vực nhau, bất kể đạo lý, vẫn hùa nhau truyền bá, bênh vực các hiện tượng mê tín dị đoan, trên các trang nhà Phật giáo.

Đối với chánh pháp nhà Phật, các hiện tượng lạ, kỳ bí, người đời cho là điềm lành, cho là linh thiêng, chẳng có nghĩa lý gì cả, bởi chẳng có ích lợi gì cho việc tu tập để được giác ngộ và giải thoát. Chẳng hạn như hoa mạn đà la, xá lợi, hào quang trên nóc chùa, trên đỉnh tượng bồ tát chỉ linh thiêng đối với các nhà sư và dân mê tín mà thôi! []


CHUYỆN TRONG ĐỜi
Một số quần chúng miền Nam thường có khuynh hướng tin “Mẫu” hay gọi là đạo Mẫu, liên hệ  từ nguồn gốc “Diêu Trì Kim Mẫu”,  “Bà Chúa Xứ” và xa hơn nữa “Liễu Mẫu Thượng Ngàn”. Riêng trong Nam, Bà Chúa Xứ, Địa Mẫu, gọi chung là đạo Mẫu. Đó là loại tín ngưỡng nhân gian xuất hiện lâu đời, không phải đạo Phật. Trong quá trình hình thành, cộng đồng Tứ phủ đã nhịp nhàng trống phách với bài chầu văn mỗi dịp hầu đồng. Phía Nam, tín ngưỡng đạo Mẫu đơn điệu trong ca trù nhưng thể hiện sự thành tín đều giống nhau. Không riêng đối với Tượng BT Quán Thế Âm, cả tượng Diêu Trì đứng trên quả cầu, tượng Maria và những tượng thờ các tôn giáo mang hình ảnh phụ nữ, họ đều gọi chung là Mẹ, là Mẫu. 

 

Đứng trên lĩnh vực tôn giáo như đạo Phật, thì họ là những người mê tín ngoại đạo, nhưng trong nhân gian xem họ là những người có khuynh hướng tôn kính thần linh. Chúng ta chưa nói đến đúng sai vì không thể đứng góc độ chủ quan để phán xét. [] Tín ngưỡng dân gian không phải Phật giáo!

 Theo Thiện Hưng - Hoài Lương (DT)

 "ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP" theo link: