Friday, July 1, 2011

*** BÁT PHONG


TKN THÍCH NỮ CHÂN LIỄU



 Lợi:  khi gặp lúc lợi lộc, tâm không ham muốn vui thích.

Suy:  khi gặp cảnh suy sụp, bất như ý, không sầu não bi lụy.

Hủy:  khi gặp sự hủy nhục, tâm không sân hận, thù oán.

Dự:  khi gặp sự danh dự, tâm không dính mắc, tự mãn.

Xưng:  khi gặp sự xưng tán, tâm không ngã mạn, tự kiêu.

Cơ:  khi gặp sự chỉ trích, tâm không đau khổ, buồn rầu.

Khổ:  khi gặp lúc khổ nạn, tâm không mặc cảm, oán than.

 Lạc:  khi gặp cảnh vui mừng, tâm không tham đắm, si mê.


LOTUS LANTERN 
Kính mời xem bài viết "Như Giọt Nước Lá Sen" theo link:

* HOA SEN *

                                         
                                       TÁC GIẢ: KIM TUYẾN

Ban mai dịu mát trời Ca (Canada)

Cánh sen chớm điểm, sương là đà giăng

Hồ thu tĩnh lặng, gió bằng

Tâm hồn an tịnh, còn chăng bụi trần?
                                                                
Ngày 30. 9. 2010

(Tác giả: Kim Tuyến kính tặng SC Chân Liễu)


 
Thơ VIÊN PHỤNG


Năm uẩn thảy đều không

Có chi là gánh nặng

Tự chuyển hóa thân tâm

Đó mới mong diệt khổ

Tâm là đài gương sáng

Trí tuệ giác thường hằng

Luân hồi không tái sanh

Tâm không thường tịch lạc.

(Mùa xuân 2011)




 
                        

Định tâm ấy là tuệ

Tâm ý định là Phật

Dụng ý vốn không sanh

Tự tâm tập thành tánh.

        ***
Định tuệ biết nguyên nhân

Tu tuệ lìa các vật

Tâm mê Pháp hoa chuyển

Tâm ngộ chuyển Pháp hoa.

         ***
Không định mới cần niệm

Kinh nghĩa không rõ ý

Có niệm, niệm thành tà

Có không đều chẳng kể.

           ***
 Phật tâm ta tự thấy

Diệt sinh từng hơi thở

Thấm nhuần chân diệu pháp

Chứng Phật đạo nhiệm mầu. 
  
Thích Nữ Chân Liễu

 


CHÁNH PHÁP


Người thấm nhần CHÁNH PHÁP

Thanh lọc thân và tâm

Sống trong niềm hạnh phúc

Thiền định thật an lạc

Như kẻ tìm kho báu

Được lợi lớn cho mình

Hiền trí điều phục tâm

Tham ái chẳng mong cầu

Như tảng đá kiên cố

Bão tố không lay động.


Trích trong bài"Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp"

CHUYỆN VUI TRONG ĐẠO

 

Có câu chuyện của hai con chim như sauMột hôm con chim cú vọ sửa soạn dọn tổ sang nơi khác. Con chim bồ câu thấy vậy bèn hỏi thăm: Chẳng hay chị dọn tổ đi đâu vậy? Con chim cú vọ trả lời rằng: Con người nơi đây ác ôn quá đi, cứ hễ thấy tôi nơi đâu, họ liền lấy đá ném, lấy cây đánh. Tôi không chịu nổi, định dọn qua phương tây, hy vọng bên đó dân chúng hiền lành hơn. Con chim bồ câu bèn nói: Ở chỗ hàng xóm thân tình, tôi nói thiệt chị nghe, chị đừng giận tôi nhé. Nếu chị không chịu sửa tiếng kêu ghê rợn khó nghe của chị, thì dù dọn đi đến đâu, chị cũng bị bạc đãi mà thôi. 

Bởi vậy chúng ta mới biết giọng nói, tiếng cười có khi gây được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Chỉ cần lỡ một lời nói có khi hư hỏng việc lớn. Chỉ cần lỡ một lời có khi bị vạ lây, thậm chí bị tù tội, chỉ vì người nghe không vừa tai, cho nên đi tố cáo!  Điều này cũng tùy người, tùy lúc và tùy cảm giác của người nghe nữa.  Sách có câu: "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói", chính là nghĩa đó vậy. 


*HỎI ĐẠO

-     Sư tỷ à! Tiểu muội hỏi đạo nha!
      Tại sao con người ai cũng phải già, rồi cũng phải chết vậy.

-      Vô thường!
-      Nhưng mà Tiểu muội thì lại không muốn già, cũng không muốn chết.
-      Vô ngã!
-      Cái gì là “vô thường rồi vô ngã” Tiểu muội không hiểu gì hết?
-      Vô minh!
-      Tiểu muội giận à nghen! Thôi không học, không hỏi cũng không muốn tu nữa!!!
-      Vô duyên!
-      Hả?!!
-      Ý của Sư tỷ là, cái gì Tiểu muội cũng không muốn, thì vô duyên với đạo đó mà.


BÓI TUỔI HẠP. 

-  Mẹ ơi! Con thật là khổ vì ông chồng nhiều lắm!
-  Tại sao vậy?
-  Ông ấy luôn gây gỗ với con, khi con thích mua sắm. 
   Vậy mà ngày xưa Mẹ bảo thầy bói nói con với ổng hạp tuổi.
-  Thì thầy bói nói con với chồng hạp tuổi, chứ có bói hai con hạp
    mua sắm đâu nè!... Nếu mà hai con cùng hạp mua sắm,
    thì nợ ngập đầu rồi, con hiểu không hả?!!




 Kính mời quí vị xem bài viết  theo link:

"ĐI CHÙA ĐÚNG CHÁNH PHÁP"